Trong quá trình tư vấn và hỗ trợ khách hàng, Bếp 365 đã nhận được rất nhiều câu hỏi có liên quan đến đĩa quay lò vi sóng, cụ thể là cách khắc phục các sự cố thường xảy đến đối với đĩa quay khi sử dụng lò. Dù đây là một bộ phận có thiết kế tách rời độc lập nhưng xét về công dụng thì lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của thiết bị lên mức tối ưu.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin cần thiết nhất về đĩa quay lò vi sóng, công dụng, các sự cố thường xảy đến và gợi ý hướng xử lý cho các vấn đề này giúp bạn nhé!
I. Định nghĩa đĩa quay lò vi sóng
Đĩa quay lò vi sóng thông thường là một chiếc đĩa hình tròn dẹt có thiết kế tách biệt với khoang lò, có thể tháo lắp đặt để cực kỳ dễ dàng, được làm bằng thuỷ tinh cao cấp có đường kính dao động từ 25cm – 35cm tuỳ theo kích thước của lò vi sóng mà bạn đang có. Bộ phận này được đặt ngay giữa buồng nấu với phần đế được thiết kế gắn động cơ xoay tự đảo chiều.
Hay nói cách khác, đĩa quay lò vi sóng được dẫn động trực tiếp bởi một động cơ tự đảo chiều được lắp đặt dưới đáy của buồng nấu. Bạn có thể mua lẻ bộ phận này tại các cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng hoặc các sàn thương mại điện tử trong những trường hợp cần thiết.
Hãng cũng lưu ý khi bạn để thực phẩm vào trong lò vi sóng thì nên chú ý hạn chế dùng những vật đựng thực phẩm quá to hoặc quá dài vì có thể gây ra vướng víu, tạo thế mất cân bằng gây tình trạng nghiêng ngả, đổ vỡ khi đĩa xoay trong quá trình máy vận hành. Thay vào đó nên sử dụng các đồ vật có kích thước vừa vặn, đặt ở chính giữa đĩa để tạo thế xoay hài hoà, cân đối hơn.
II. Công dụng đĩa quay lò vi sóng
Nói một cách đơn giản, mục đích của việc lắp đặt đĩa quay lò vi sóng là để tăng điều kiện tiếp xúc giữa các tia sóng gia nhiệt với thực phẩm bên trong khoang lò, giúp đồ ăn được chín nhanh, chín đều và toàn diện nhất có thể trong quá trình lò vận hành.
Để nắm bắt chi tiết hơn về công dụng của đĩa quay lò vi sóng, trước tiên bạn cần hiểu được cơ chế hoạt động của lò vi sóng là như thế nào. Sóng điện từ với tần số phù hợp được tạo ra từ nguồn phát sóng của lò (bóng cao tần) sẽ đi vào buồng nấu thông qua một ống dẫn rồi va đập qua lại giữa các vách ngăn có thiết kế đặc biệt đảm bảo các tia sóng không bị lọt ra ngoài.
Khi đó thực phẩm sẽ hấp thụ các tia sóng này khiến các phần tử nước bên trong bị đốt nóng lên một cách nhanh chóng giúp thực phẩm được rã đông, hâm nóng hoặc nấu chín (tuỳ theo chế độ mà bạn chọn).
Vấn đề đặt ra đó là hình dạng bề mặt của thực phẩm thì không đồng đều, chắc chắn sẽ có hiện tượng lồi lõm hoặc các góc khuất sâu bên trong ít chạm đến được, nên nếu cứ “phó thác” các tia sóng thực hiện nhiệm vụ đốt nóng của mình như thế cũng không phải là cách hay ho. Các hãng đã nghĩ cách tích hợp đĩa quay lò vi sóng vào buồng nấu để giúp tạo điều kiện cho các tia sóng được khuếch tán đều khắp mọi mặt của thực phẩm khi thực hiện chuyển động xoay.
Đây được xem là một “phát kiến” hữu ích, có tác dụng hỗ trợ lò vi sóng thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, đạt hiệu suất cao hơn rất nhiều.
III. Các vấn đề hay gặp phải của đĩa quay lò vi sóng và cách xử lý
Trong mục này, Bếp 365 xin phép được liệt kê những trục trặc thường hay gặp nhất liên quan đến đĩa quay lò vi sóng theo phản hồi của người dùng.
(1) Đĩa quay lò vi sóng bị vỡ
Đây là tình huống xảy ra với tần suất thường xuyên nhất theo thống kê của chúng tôi. Do cấu tạo đĩa quay lò vi sóng bằng thuỷ tinh trong suốt nên trong quá trình sử dụng, tháo lắp, chà rửa nếu bạn không cẩn thận thì việc đĩa quay bị vỡ là điều dễ hiểu thôi.
Một số trường hợp đĩa bị mẻ ở cạnh viền, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng một thời gian dù trông đĩa có vẻ hơi mất thẩm mỹ một chút. Một số trường hợp khác tình trạng nứt vỡ có thể nặng hơn đòi hỏi bạn phải thay mới hoàn toàn mới có thể sử dụng được.
Trong tình huống đó, bạn chỉ cần liên hệ với trung tâm bảo hành của hãng hoặc đơn vị phân phối các thiết bị gia dụng nhà bếp mà bạn đã chọn mua lò vi sóng để gửi yêu cầu mua đĩa thay thế phù hợp với kích thước lò.
(2) Đĩa quay lò vi sóng không hoạt động
Tình huống đĩa quay không hoạt động cũng rất hay xảy ra trong quá trình thiết bị vận hành. Để phòng trừ trường hợp bị dính lỗi kỹ thuật, khi lấy lò vi sóng về, bạn nên cẩn thận kiểm tra kỹ càng một lượt, đặc biệt xem thử lúc bật các chế độ nấu thì đĩa có hoạt động trơn tru hay không. Nếu đĩa không quay hoặc lúc xoay bị kẹt thì nên báo ngay với bên người bán để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Trong trường hợp sau một thời gian sử dụng, bạn lấy đĩa quay ra ngoài để thực hiện chà rửa vệ sinh rồi đặt đĩa vào lại nhưng đĩa không quay nữa. Khi đó đừng quá hoảng sợ, có thể là bạn đang không đặt đĩa đúng vị trí mà thôi, hãy tiến hành chỉnh vị trí đĩa lại ngay sao cho các khấc trên đĩa khớp với phần đế bên dưới là được.
Hoặc cũng có thể là bên dưới đĩa đang bị vướng phải một vật nào đó gây cản trở (như mẩu vụn thức ăn thừa, côn trùng nhỏ,…) nên bạn hãy giở đĩa lên lại và quan sát kiểm tra kỹ lưỡng một lần, sau đó hãy vứt bỏ “vật thể lạ” ở dưới đĩa đi rồi lắp đĩa ăn vào khấc là hoàn tất.
Nếu không phải vì những lý do trên thì chắc hẳn lò vi sóng đang gặp vấn đề về động cơ của đĩa xoay bên dưới. Bên dưới đế lò có một động cơ giảm tốc có khả năng tự đảo chiều thi thoảng vẫn hay gặp trục trặc như thế. Bạn thực hiện kiểm tra bằng cách tháo nắp ở dưới đáy lò ra thì sẽ thấy ngay phần động cơ này, tiến hành rút hai chân cắm của dây điện nối vào động cơ và sử dụng một dây điện 2 lõi đấu trực tiếp vào nguồn điện 220V bên ngoài, mục đích là xác định xem động cơ còn hoạt động bình thường hay không.
Nếu động cơ bị hỏng (không hoạt động) thì bạn đã tìm ra nguyên nhân cốt lõi rồi đó, hãy mua động cơ mới tương tự để thay thế tại các cửa hàng thiết bị điện tử – đồ gia dụng hoặc trên sàn thương mại điện tử (lưu ý nên hỏi kỹ người bán để tư vấn đúng loại động cơ bạn cần).
Sau khi bạn đã tháo nắp đáy lò xem xét động cơ kỹ càng, thấy động cơ không bị hỏng mà đĩa vẫn không quay thì tiếp tục kiểm tra dây nguồn của lò vi sóng xem có bị tụt, lỏng hay gặp vấn đề gì không. Đây là bước kiểm tra cuối cùng bạn có thể thực hiện được tại nhà một mình Nếu tất cả mọi giải pháp đều không hiệu quả, hãy nghĩ đến việc nhờ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn hoặc liên hệ trung tâm bảo hành của thiết bị để nhận hỗ trợ và hướng dẫn từ hãng nhé.
Bếp 365 hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về đĩa quay lò vi sóng, công dụng cũng như cách thức để khắc phục một vài sự cố đơn giản tại nhà mà bạn có thể thực hiện được.
Chúng tôi tự hào là đơn vị phân phối và kinh doanh các mẫu lò vi sóng chính hãng cao cấp thuộc nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Bosch, Hafele, Teka, Electrolux, Malloca,…với chế độ bảo hành trực tiếp tại hãng dài lâu lên đến 24 – 36 tháng cùng nhiều ưu đãi về giá cả và chế độ hậu mãi cực kỳ hấp dẫn. Bất cứ khi nào cần tư vấn hay có thắc mắc liên quan đến vấn đề mua hàng, bạn hãy liên hệ với Bếp 365 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất đến từ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của chúng tôi.
Bài viết liên quan
Ưu đãi đặc biệt Tháng 7: Máy rửa bát Eurosun – Đón Quốc Khánh 2/9!
Săn sale khủng cùng: Sắm bếp cùng Malloca – Rinh quà về nhà!
Ưu đãi siêu hấp dẫn cùng Mitsubishi Cleansui với chương trình “Khoáng lành, sống xanh”